A2D12 - Tích hai ma trận
Dữ liệu vào: Standard input
Dữ liệu ra: Standard output
Giới hạn thời gian: 1.0 giây
Giới hạn bộ nhớ: 128 megabyte
Đăng bởi: admin

So với phép toán cộng ma trận thì phép toán tích ma trận có sự phức tạp hơn rất nhiều. Cho hai ma trận A có cỡ mxn và ma trận B có cỡ nxp. Khi đó ta mới thực hiện được phép nhân hai ma trận C= AxB như sau:

- Ma trận C sẽ có cỡ mxp

- Phần tử cij của ma trận C được tính bởi công thức \(c_{ij}=a_{i1}*b_{1j}+a_{i2}*b_{2j}+...+a_{in}*b_{nj}\)

Chú ý rằng phép nhân ma trận không có tính giao hoán, nghĩa là AxB !=BxA.

Ví dụ: Cho \(A = \begin{bmatrix} 1& 2 & 0 \\[0.3em] 2 & 0 & 3 \end{bmatrix} ,B= \begin{bmatrix} 2 & 0 \\[0.3em] 0 & 3 \\[0.3em] 1 & 1 \end{bmatrix} \), ta có \(C=A\times B= \begin{bmatrix} 2& 6 \\[0.3em] 7 & 3 \end{bmatrix} \)

Dữ liệu:

-  Dòng đầu tiên ghi 3 số nguyên không âm m, n, p(m, n, p<=100).

- m dòng tiếp, mỗi dòng ghi n số nguyên biểu diễn hàng thứ i của ma trận A (0<|aij|<=109)

- n dòng tiếp, mỗi dòng ghi p số nguyên biểu diễn hàng thứ i của ma trận B (0<|aij|<=109)

Kết quả:  m dòng, mỗi dòng ghi p số biểu diễn ma trận tích C=AXB

Ví dụ

  • input
    2 2 2
    1 1
    1 1
    1 0
    0 1
    output
    1 1
    1 1
Back to Top